CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MÀ BẠN CẦN BIẾT

Leave A Comment

Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính nhận tiền gửi của khách hàng sau đó sử dụng khoản tiền này để cho các cá nhân khác khi có nhu cầu về tài chính. Hiện 9 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hiện nay tại Việt Nam. Các Ngân hàng này thường có đặc trưng và nghiệp vụ như sau:

ĐẶC TRƯNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tạo ra tiến gửi thanh toán, ngân hàng thương mại phải làm được chức năng trung gian thanh toán, mở tài khoản tiền gửi Ihanh toán cho khách hàng thì số tiền trên tài khoản này mới là một bộ phận của lượng tiền giao dịch.
Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao địch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Nghiệp vụ tài sản nợ – huy động vốn

Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại, bao gồm:

Vốn của ngân hàng (BANK CAPITAL)

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.
Vốn tự có gồm:
– Vốn điều lệ (Charter capital): Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Gọi là vốn điều lộ vì vốn này được ghi rõ trong bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp. Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.
Quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ là tuỳ vào quy mô của ngân hàng với số lượng chi nhánh nhiều hay ít và địa bàn hoạt động là thành thị hay nông thôn, và không được nhỏ hơn vốn pháp định (legal capital) qui định cho ngân hàng đó. Đây là sô vốn tôi thiểu theo luật định mà ngân hàng phải có để đi vào hoạt động. Số vốn pháp định phụ thuộc vào các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện, địa bàn hoạt động, số chi nhánh mà nó có v.v…
Vốn điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng; góp vốn liên doanh; cho các thành phần kinh tế vay và thực hiên các dịch vụ khác của ngân hàng. Các ngân hàng không được phép sử dụng nguồn vôn nào khác ngoài vốn điều lệ để đầu tư vào tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh”.

Blogger
Facebook - Comments

Không có nhận xét nào...Leave one now