Leave A Comment , ,

Bạn có nhu cầu vay tín chấp để chi trả cho cuộc sống nhưng lại chưa hiểu rõ về hình thức vay tín chấp, vay tín chấp cần chú ý điều gì?


Vậy nên trước khi vay tín chấp hay vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào bạn cần nên có kế hoạch chi trả nhằm đảm bảo để không ảnh hưởng đến cuộc sống. Bạn nên tham khảo những lưu ý dưới đây để có thể tránh xảy ra những rắc rối khi vay tiền.

Hãy tìm hiểu lãi suất và chi phí cho vay

Bạn có có nhu cầu vay tín chấp thì việc tìm hiểu về lãi suất và chi phí cho vay là vô cùng quan trọng. Hiện nay, lãi suất của các công ty tài chính cho khoản vay tín chấp tiêu dùng dao động trong khoảng 20-70%/năm tùy thuộc vào từng gói sản phẩm số tiền vay và thời hạn trả nợ. So với hình thức vay thế chấp có tài sản đảm bảo thì vay tín chấp đang áp dụng mức lãi suất khá cao.

Mỗi ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất và cách tính phí khác nhau, có 2 cách thức tính lãi suất vay tín chấp cơ bản là :
– Lãi suất theo dư nợ giảm dần: Lãi suất được tính theo dựa trên tổng số dư nợ giảm dần.
– Lãi suất cố định ban đầu: Ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất trong suốt quá trình thời hạn vay trên tổng số tiền vay.
Trên thực tế thì 2 cách tính lãi này khá tương đương nhau. Bạn nên hiểu 2 cách tính này rõ hơn để chủ động trong việc tính toán trả nợ hợp lý.
Ngoài lãi suất vay tín chấp còn có các loại phí phạt liên quan mà người vay phải lưu ý trước khi ký hợp đồng. Phí tất toán trước hạn là khoản phí phạt người vay phải trả cho công ty tài chính nếu trả tiền trước hạn trên hợp đồng. Phí phạt thông thường khoảng 5% trên tổng dư nợ hiện tại.

Đọc kỹ hợp đồng, không vội vàng ký hợp đồng vay tín chấp

Hợp đồng vay tín chấp vô cùng quan trọng, vì vậy, bạn nên dành thời gian đọc và phân tích các điều kiện điều khoản được áp dụng. Đặc biệt, trong hợp đồng có phần thỏa thuận về các mức phí phát sinh như: Mức phạt trả nợ trễ hạn, phí thanh toán trước hạn hay điều kiện làm mới hợp đồng… Những khoản phí này khá nhiều. Bạn nên tìm hiểu để chủ động hơn trong việc thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Lựa chọn ngân hàng phù hợp

Điểm tín dụng của mỗi cá nhân, doanh nghiệp được xếp hạng bởi Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC), dựa trên thông tin tín dụng của cá nhân/doanh nghiệp đó về việc thanh toán khoản vay/mua bảo hiểm/thẻ tín dụng bao gồm lịch sử vay, lãi suất, thời gian thanh toán và địa điểm giao dịch.
Trên hệ thống CIC, người vay sẽ được xếp vào một trong 5 nhóm sau: nhóm 1 – Dư nợ đủ tiêu chuẩn (nợ không quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày); nhóm 2 – Dư nợ cần chú ý (nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày); nhóm 3 – Dư nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày); nhóm 4 –  Dư nợ có nghi ngờ (nợ quá hạn 181 – 360 ngày); nhóm 5 – Dư nợ có khả năng mất vốn (nợ quá hạn trên 360 ngày).
Nếu nằm trong nhóm 3 – 5, người vay bị xếp vào nhóm có điểm tín dụng xấu và gần như tất cả ngân hàng/công ty tài chính sẽ không duyệt hồ sơ vay.
Bởi vậy, khi đặt bút ký hợp đồng vay tín chấp, đồng nghĩa với việc người vay phải có kế hoạch tài chính trả nợ đúng hạn và đủ, nếu không muốn vướng vào các hệ lụy sau này.
Cũng như chọn đối tác làm ăn, bạn nên tìm hiểu kỹ những điều kiện điều khoản của mỗi ngân hàng trước khi quyết định vay ở đâu. Cần cân nhắc những hỗ trợ được hưởng khi sử dụng dịch vụ vay của ngân hàng. Hãy so sánh qua các mẫu đăng ký trung gian để tìm được ngân hàng phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của bạn.

Không nên vay quá nhiều

Mặc dù không ngân hàng nào quy định việc bạn có được vay tín chấp ở nhiều ngân hàng hay không. Vì ngân hàng chỉ cho bạn vay khi kiểm định được khả năng trả nợ của bạn. Nhưng nếu bạn vay ở nhiều ngân hàng dù có khả năng trả nợ nhưng bạn vẫn bị đánh giá có tín dụng xấu, việc vay nợ ở nhiều nơi cũng vô tình lại gây áp lực tài chính cho chính bạn.


Blogger
Facebook - Comments

Không có nhận xét nào...Leave one now